Nghĩa vụ dẫn chứng Wikipedia:Nguồn

Nội dung trên Wikipedia phải có khả năng kiểm chứng được. Cung cấp dẫn chứng là nghĩa vụ của người muốn đưa nội dung đó vào bài hay khôi phục lại nội dung đã bị xóa. Bạn chỉ cần cung cấp một chú thích trong hàng dẫn đến một nguồn tham khảo đáng tin cậy mà có thể hỗ trợ trực tiếp[lower-alpha 2] cho nội dung đó.[lower-alpha 3]

Với tất cả trích dẫn nguyên văn cũng như những nội dung bị nghi ngờ hoặc dễ bị nghi ngờ, người soạn cần dẫn nguồn xuất bản đáng tin cậy và dùng các chú thích trong hàng. Nguồn của bạn phải hỗ trợ cho nội dung được trình bày trong bài một cách rõ ràng. Bạn hãy chú thích nguồn tham khảo một cách rõ ràng và đầy đủ, cung cấp các thông tin xuất bản nhiều nhất có thể, trong đó có số trang khi dẫn sách (dù đôi khi đề mục, chương, hoặc tương tự có thể hợp lệ; xem hướng dẫn tại Wikipedia:Chú thích nguồn gốc).

Những nội dung thiếu nguồn đáng tin cậy hỗ trợ trực tiếp đều có thể bị xóa và không khôi phục, trừ phi được dẫn từ một nguồn đáng tin cậy bằng chú thích trong hàng. Liệu có nên xóa các nội dung này hay không cũng như thời điểm xóa còn phụ thuộc vào việc đó là nội dung gì và trạng thái chung của bài viết. Trong vài trường hợp, người viết bài có thể phản đối nếu bạn xóa nội dung mà không cho họ đủ thời gian để cung cấp nguồn dẫn chứng; nếu vậy thì bạn hãy cân nhắc gắn bản mẫu {{cần chú thích}} vào cuối câu hay cuối vế câu đó.[lower-alpha 4] Khi gắn bản mẫu hay xóa những nội dung thiếu nguồn, hãy giải thích rõ rằng bạn quan ngại là sẽ không thể tìm thấy nguồn đã xuất bản đáng tin cậy cho thông tin đó, tức thông tin đó sẽ không thể kiểm chứng được.[lower-alpha 5] Nếu bạn nghĩ rằng thông tin đó có khả năng kiểm chứng được, chúng tôi khuyến khích bạn tự tìm nguồn tham khảo và chú thích nguồn rồi hẵng gắn bản mẫu hay xóa nó ra khỏi bài.